NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỨC KHỎE

Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự sống, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe dưới nhiều góc độ khác nhau.

An ninh sức khỏe là một trong những nhân tố quan trọng và trực tiếp nhất của an ninh con người.

Quan niệm “sức khỏe là vốn quý nhất của con người” đã trở nên phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Ngày nay, vấn đề an ninh sức khỏe con người tuy có những thành tựu vượt bậc nhưng thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn.

Vậy sức khỏe chịu tác động từ những yếu tố nào?

Hãy cùng Viện nghiên cứu sức khỏe NCT và y tế cộng đồng đi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

  1. Tổng quan về những yếu tố cấu thành lên sức khỏe?

Thân, tâm, trí là những yếu tố cấu thành 1 lên 1 cơ thể hoàn chỉnh. Nếu muốn mong cầu 1 sức khỏe toàn diện, không thể không đi sâu tìm hiểu những lẽ đó.

Thân chính là phần cơ thể xác thịt của chúng ta.

Tâm là sự sáng suốt, là bộ xử lý giúp cho cơ thể của chúng ta vận hành một cách chính xác.

Trí bao gồm: trí thông minh và trí tuệ.

Cấu trúc nội hàm sức khỏe

  1. Những yếu tố tác động lên sức khỏe

Dựa vào những yếu tố cấu thành lên sức khỏe, ta có thể phân loại những yếu tố tác động lên sức khỏe ra 3 phần, bao gồm:

Yếu tố tác động đến Thân bệnh

Yếu tố tác động đến Tâm bệnh

Yếu tố tác động đến Trí bệnh

Cân bằng Thân – Tâm – Trí mang lại sức khỏe tuyệt vời cho con người

 2.1. Những yếu tố tác động đến Thân bệnh:

2.1.1. Yếu tố từ bên ngoài

Các yếu tố tác động đến Thân bệnh từ bên ngoài bao gồm:

  1. Yếu tố dinh dưỡng – thực phẩm:

Dinh dưỡng – thực phẩm không đơn giản là lượng thức ăn và loại thức ăn đưa vào người. Mà yếu tố này còn xét tới rất nhiều khía cạnh: Điều phối món ăn, vệ sinh ăn uống, nấu nướng đúng cách, trạng thái tinh thần khi ăn…

  • Về điều phối món ăn: 

Ăn uống có chừng mực ( điều tiết lượng thực phẩm đưa vào, cân đối lượng thực phẩm ăn vào các thời điểm trong ngày) sẽ giúp cơ thể có được nguồn dinh dưỡng cân đối, giúp cơ thể khỏe mạnh và nhiều năng lượng.

  • Về vệ sinh ăn uống:

Đây là 1 vấn đề đang rất nan giải ở Việt Nam.

Về phần những nhà sản xuất: Thực phẩm sản xuất để sử dụng cho chúng ta có tỷ lệ rất cao không đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên khuyến khích việc nấu nướng tại nhà hoặc lựa chọn những địa chỉ tin cậy trong việc ăn uống như: căng tin,…

Về phía người sử dụng thực phẩm: Việc không trang bị những kiến thức liên quan đến vệ sinh thực phẩm cũng có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Trang bị những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ phần nào giúp chúng ta đảm bảo được nguồn dinh dưỡng đưa vào cơ thể.

  • Về ăn uống điều độ:

Ăn uống điều độ tức không phải muốn ăn gì thì ăn, muốn ăn lúc nào thì ăn mà phải nghiên cứu kỹ khoa học và phương pháp ăn uống. Cụ thể phải chú ý tới lượng và thời gian ăn uống.

Ăn uống cũng cần có giờ giấc nhất định giống như chúng ta đi làm phải có giờ giấc nhất định. Ăn uống nề nếp đúng giờ sẽ tạo ra cho hệ tiêu hóa những phản xạ để thực hiện quá trình tiêu hóa được dễ dàng. Điều này phải được điều tiết với cường độ lao động của mỗi người.

  • Về nấu nướng đúng cách:

Nấu nướng đúng cách sẽ đảm bảo giữ được màu sắc và hương vị của thực phẩm được ngon lành, tăng cảm giác thèm ăn và giữ được những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. 

Trong các phương pháp chế biến thì chưng làm ít mất chất dinh dưỡng nhất. Tiếp đó là chiên rán, kế đến là xào và cuối cùng là nấu, luộc. Nhưng bất kỳ phương pháp nào, đều nên giữ nhiệt độ cao và thời gian ngắn, tóm lại là vừa chín tới.

Ngoài ra còn phải lưu ý đến đặc điểm tiêu hóa của người ăn mà chú ý cách chế biến.

  • Về trạng thái tinh thần khi ăn:

Theo thần kinh học hiện đại, vùng dưới đồi não có 1 nhóm tế bào thần kinh điều khiển việc thèm ăn, gọi là trung khu thần kinh thần kinh thực dục (thực dục). Trung khu thần kinh này hoạt động dưới sự điều khiển của não và các phản ứng, tín hiệu truyền đến dạ dày, vì thế nó cũng chịu ảnh hưởng của trạng thái tâm lý, tâm thần, tình cảm.

Ngoài ra, ăn uống còn tùy thuộc vào từng độ tuổi, từng thể chất, yếu tố công việc và lao động của mỗi người để cân đối, không ai là giống ai hoàn toàn.

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng tới Thân bệnh

2. Yếu tố môi trường sống:

Bao gồm:

  • Yếu tố không khí:

Chúng ta có thể không ăn 3 ngày, nhưng chúng ta không thể ngừng thở 3 phút. Điều đó thể hiện không khí đóng vai trò sống còn với cơ thể con người. Những biện pháp cải thiện sức khỏe từ yếu tố không khí:

Thay đổi nhận thức và nhận biết mối nguy hại về ô nhiễm không khí, từ rèn luyện sức khỏe hệ hô hấp và nâng cao miễn dịch bằng cách:

Tập thở thường xuyên: giúp cho quá trình trao đổi khí tốt hơn.

Sử dụng những thực phẩm có khả năng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng: như mật ong, gừng, củ cải, cam quýt…

Cải thiện thói quen sinh hoạt.

Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định.

Dùng biện pháp kỹ thuật..

Quy hoạch và trồng cây xanh.

  • Yếu tố sóng điện từ: Nếu cơ thể chúng ta thường xuyên ở trong các môi trường nhiều từ tính và nhiều loại sóng. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động điện tế bào và có thể vô tình làm rối loạn hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt có thể gây những tác động xấu trên những cơ quan mà hoạt động điện diễn ra mạnh mẽ như: Tim và Não.
  • Yếu tố dịch bệnh
  • Yếu tố vi sinh vật – ký sinh trùng
  1. Yếu tố thuốc và hóa chất đưa vào cơ thể:

2.1.2. Yếu tố từ bên trong

Trong quá trình cơ thể vận hành, trong đó khó tránh khỏi những sự sai sót, điều này tăng dần theo thời gian. Nếu kết hợp với 1 lối sống không điều độ, cơ thể của chúng ta sẽ rất nhanh bị ảnh hưởng.

Lối sống điều độ có thể kể tới:

– Ăn uống không lành mạnh: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm ngọt nhiều đường, … có nguy cơ khiến mỡ máu tăng cao. Đồng thời những tác nhân này sẽ bám vào thành mạch máu rất dễ khiến gây tắc nghẽn. Trong khi đó, những thực phẩm trên là một trong những món sở trường của giới trẻ hiện nay và là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi hàng đầu.

– Uống nhiều bia rượu: Chất cồn trong rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Kết hợp với bia rượu là việc sử dụng đồ nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo khiến cho nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao. 90% các cơn đột quỵ xảy ra đều do điều này.

– Làm việc quá sức: Khi làm việc quá sức sẽ gây những áp lực lớn lên não. Trong môi trường sống hiện đại, giới trẻ có xu hướng theo đuổi công việc cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não.

– Tình trạng thừa cân: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên tình trạng thừa cân ở giới trẻ. Khi cơ thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo thì nguy cơ tăng cân ngày càng cao. Đặc biệt với dân văn phòng, do tính chất công việc ít vận động khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ.

– Lười vận động: Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do lười vận động. Đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo người trẻ phải chăm tập thể dục. Hoạt động nhiều khiến cho cơ thể đánh tan mỡ thừa, giải độc cơ thể, giảm mỡ máu và giúp ổn định cân nặng, giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Tránh những lối sống thiếu lành mạnh để bảo vệ sức khỏe

2.2. Những yếu tố tác động đến Tâm bệnh

Không giống như Thân bệnh, Tâm bệnh và Trí bệnh gắn bó với nhau rất khăng khít, khó có thể tách rời.

Khi nói đến Tâm bệnh, chúng ta thường nói tới những vấn đề liên quan sự bất ổn của tâm lý và hành vi.

Tâm của chúng ta thường xuyên phải chịu áp lực, thường xuyên phải đưa ra những phương án xử lý sao cho phù hợp với Trí tuệ mà chúng ta có được.

2.3. Những yếu tố tác động đến Trí bệnh

Những bệnh lý liên quan đến Trí bệnh chúng ta ít được nghe nói đến, tuy nhiên, đó là mầm mồng gây nên những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Trí bệnh sẽ là vấn đề phải giải quyết đầu tiên.

Ví dụ: 

Trên 1 cơ thể khỏe mạnh nhưng thường xuyên tiếp xúc với những quan điểm méo mó hoặc sai trái, hoặc yếu đuối thường sẽ khiến Tâm của người đó bị biến đổi tương tự. Từ đó khi gặp vấn đề, hành động và cách xử lý sẽ không được đúng đắn. Chúng ta có thể thấy tình trạng tội phạm tuổi vị thành niên gia tăng 1 cách mạnh mẽ trong những năm gần đây, hoặc vấn đề tự tử ở các nhóm người trẻ khi kinh nghiệm cuộc sống còn ít.

Các vấn đề liên quan đến Trí bệnh thường đến từ 2 phía:

– Từ phía nguồn thông tin.

– Từ phía người tiếp nhận thông tin.

IEP đồng hành cùng cộng đồng trong quá trình chăm sóc sức khỏe

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu qua phần nào về các yếu tố tác động về sức khỏe. Hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thật tốt. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0899 151 215

Fanpage: Viện Nghiên cứu sức khỏe Người cao tuổi và Y tế cộng đồng

Địa chỉ: Số 6 – ngõ 20 – đường Mỹ Đình – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *