THÂN TÂM TRÍ

Bạn đã bao giờ nghe về Thân – Tâm – Trí? Bạn mơ hồ chưa hiểu đó là gì?

Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, tuy nhiên cuộc đời con người có bình an, hạnh phúc, vui vẻ hay không là còn phụ thuộc vào ba yếu tố Thân – Tâm – Trí. Một con người muốn có hạnh phúc, cân bằng, trí tuệ thông suốt thì phải thống nhất được Thân – Tâm – Trí.

Bài viết sau đây Viện nghiên cứu sức khỏe NCT và y tế cộng đồng sẽ giúp bạn đi hiểu sâu về vấn đề này nhé!

1. Những yếu tố cấu thành lên sức khỏe:

Thân là gì? Tâm là gì? Trí là gì?

Những yếu tố đó chính là những yếu tố cấu thành 1 lên 1 cơ thể hoàn chỉnh. Nếu muốn mong cầu 1 sức khỏe toàn diện, không thể không đi sâu tìm hiểu những lẽ đó.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Xin lấy 1 ví dụ cụ thể:

Khi chúng ta thấy 1 quả táo, chúng ta muốn ăn nó.

Lúc này, mắt chúng ta nhìn thấy quả táo, tay của chúng ta sờ được quả táo, mũi chúng ta ngửi thấy hương thơm của quả táo. Đó là những giác quan của con người tiếp xúc với nó, chưa phát sinh bất kỳ 1 sự cảm nhận nào. Những giác quan đó chính là Thân của chúng ta.

Sau khi các giác quan của chúng ta tiếp xúc với quả táo, chúng ta phát sinh chấp nhận tiếp nhận những luồng thông tin về các đặc điểm của quả táo. Từ những đặc điểm đó, chúng ta phát sinh những suy tưởng liên quan đến nó, mắt chúng ta từ những đặc điểm về màu sắc và hình ảnh, tay tiếp nhận những đặc điểm hình dạng, độ cứng, đặc điểm bề mặt… sẽ tổng hợp lại và suy tưởng đến quả táo. Cuối cùng, sau khi xử lý các thông tin và xác định đó là quả táo, chúng ta phát sinh hành vi ăn nó. Đó chính là Tâm.

Nhìn qua chúng ta có thể thấy 3 tiến trình:

Thọ nhận (tiếp nhận), suy tưởng, hành động.

Tâm chính là bộ xử lý sai khiến phần Thân thực hiện hành động sau khi chính nó xử lý xong thông tin.

Cuối cùng chính là Trí, Trí chính là thành phần học hỏi các đặc điểm của sự vật. Nhờ Trí mà Tâm xác định được đó là quả táo, nó ăn được, ngon hoặc không ngon, nên hoặc không nên. Hay nói 1 cách khác, Trí chính là phần sai khiến Tâm đưa ra quyết định.

Theo y học hiện đại, Tâm và Trí khiến người ta liên tưởng đến chức năng của não bộ. Tuy nhiên, để xét về 1 sức khỏe toàn diện, xin tách riêng thành các phần để có thể dễ dàng tìm hiểu.

Trên đây là ví dụ hết sức cơ bản giúp chúng ta khám phá phần nào những thuật ngữ Thân, Tâm, Trí được chúng ta đề cập tới. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về những thành tố này.

2. Thân là gì?

Thân chính là phần cơ thể xác thịt của chúng ta.

Thân của chúng ta là một cỗ máy tuyệt vời, khi:

+ Ở bên trong là bộ máy chuyển hóa những vật chất đưa vào (bao gồm: không khí, nước, đồ ăn, thuốc…) trở thành những vật chất cơ thể có thể sử dụng được.

+ Bao phủ bên ngoài là hệ thống khung xương vững chắc. Ngoài cùng là da, gân, cơ vừa nhằm bảo vệ, vừa giúp chúng ta triển khai những hoạt động sống (từ những vận động thô sơ như đi lại, bê, vác đến những vận động tinh tế như cầm nắm, bày tỏ cảm xúc…)

+ Len lỏi giữa các cơ quan, phủ tạng, cơ, da… là thần kinh, mạch máu…, những đường dẫn truyền này nối khắp trong ngoài, không đâu không đến, nhằm mục đích đưa các tín hiệu thần kinh ,chất dinh dưỡng cần thiết đến và dẫn các sản phẩm chuyển hóa có hại đi. 

Trong ngoài cùng hợp nhất tạo nên cơ thể với mục đích: 

+ Chứa đựng và nuôi dưỡng Tâm và Trí.

+ Thực hiện chính xác các chỉ đạo mà Tâm và Trí đưa ra.

3. Tâm là gì?

Tâm là sự sáng suốt, là bộ xử lý giúp cho cơ thể của chúng ta vận hành một cách chính xác.

Sự sáng suốt đó được thể hiện qua:

+ Thọ nhận: ra quyết định nên hay không nên tiếp nhận luồng thông tin đó.

+ Suy tưởng: Từ những đặc điểm tiếp nhận như: hình dáng, màu sắc, bề mặt… để xác định sự vật. Ngoài ra suy tưởng còn là sự xác định về cảm xúc tiếp nhận là tích cực hay tiêu cực.

+ Hành vi: Nhờ sự suy tưởng, Tâm sẽ đưa ra hành động phù hợp. Từ những việc như cầm nắm, đi lại… đến những việc thể hiện cảm xúc, thái độ.

Trong 3 uẩn này, chỉ có uẩn Hành vi là quan trọng nhất, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây bệnh tật hay sức khỏe, khổ đau hay hạnh phúc con người. Nếu hành vi có tác ý thiện thì sức khỏe tốt, tác ý ác sẽ gây bệnh, không tác ý là trung tính.

Nhờ sự sáng suốt của Tâm, chân chúng ta biết chính xác đi về đâu, tay biết cầm nắm chính xác như thế nào, khuôn mặt của chúng ta phải biểu lộ những xúc cảm ra sao. Nhưng đó mới chỉ là biểu hiện bên ngoài. Sự sáng suốt của Tâm còn biểu hiện thông qua sự hoạt động chính xác của các cơ quan nội tạng. 

Ví dụ: Buổi sáng sớm, cơ thể của chúng ta bình thường sẽ thức dậy, các hoocmon tuyến tủy thượng thận (cortisol) tiết ra nhiều, khiến cho cơ thể thấy tỉnh táo, sảng khoái. 

Về khuya, cơ thể sẽ nghỉ ngơi, các cơ quan thải độc (gan) sẽ hoạt động nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm tái tạo mạnh rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh sau cả ngày sử dụng…

Muốn giữ gìn sức khỏe hay hạnh phúc, chỉ có tác ý thiện, không được tác ý ác, dù là cái ác nhỏ cũng không tác ý. Đó là bí quyết giữ gìn sức khỏe, bí quyết có hạnh phúc trong cuộc sống.

Tâm là sự sáng suốt, là bộ xử lý giúp cho cơ thể của chúng ta vận hành một cách chính xác.

4. Trí là gì?

Đây là phần khó bậc nhất trong tất cả các phần.

Trí có 2 loại:

+ Trí thông minh: đây là thứ Trí sinh ra trong suốt cuộc đời học hỏi của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi qua sách, báo, internet, có thông qua giao tiếp, trao đổi giữa người với người… Trí này thông qua sự cảm nhận của các giác quan như: mắt, mũi, lưỡi, cơ thể, tai mà học hỏi. Thứ Trí này hỗ trợ việc ra quyết định của Tâm thêm chính xác. Nhưng Trí này mang theo sự phân biệt rất lớn. Tùy theo Tâm yêu ghét, muốn không mà Trí biến đổi. 

Ví dụ: cùng 1 bài toán, người yêu toán muốn giải đến tận cùng, mong mỏi tìm cầu cách giải, lập luận phản biện. Nhưng với những người không thiết tha với môn học này, họ chỉ dựa vào lối mòn, mong giải xong bài toán.

Ví dụ: các kiến thức về đạo đức, có người cho nó là cần học, phải thường xuyên rèn luyện từ tấm bé. Có người lại cho là không quan trọng, lâu dần mà những thứ như đạo đức, lễ nghi mất dần mà không hay.

Trí này còn có thể trở nên tiêu cực trong thời đại internet phát triển. Khi tiếp xúc với những nguồn thông tin xấu tốt lẫn lộn (có lẽ xấu nhiều hơn là tốt). Tiếp xúc với những luận điểm đó, tâm trở nên yêu ghét sâu sắc, kiêu ngạo. Hai thứ này gặp nhau như mầm ác được gieo. Sớm muộn cũng phát sinh những hậu quả không thể ngờ tới.

+ Trí tuệ (hay được biết đến như Trí huệ): Đây là thứ Trí không dễ để nhận biết, đây là thứ sai khiến Tâm.

Có thể lấy 1 hình tượng dễ hiểu đó là: khi chúng ta mới sinh ra, chúng ta chưa thể nói, chưa hề biết đồ vật xung quanh, nhưng chúng ta được thúc động bởi bản năng sinh tồn, chúng ta bắt đầu khóc để thể hiện sự đói.

Khi chúng ta mới sinh, chúng ta chưa biết biểu lộ thế nào là buồn, là vui, là cười nhưng chúng ta được thúc đẩy bởi bản năng muốn được yêu thương và bày tỏ tình yêu thương, lâu dần mà chúng ta hiểu được khóc cười là như thế nào.

Lâu dần qua thời gian những bản năng đó được gia tăng thông qua những gì chúng ta học được, chúng ta học được thông qua quá trình tiếp nhận thông tin và thực hiện hành vi. Những kết quả của hành vi đó đã tạo ra những hướng phát triển của bản năng. Từ đó chúng ta vô tình đưa ra quyết định dựa trên bản năng càng ngày càng hoàn thiện đó.

Trí bao gồm Trí thông minh và Trí tuệ

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu qua phần nào về Thân – Tâm – Trí. Hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thật tốt. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0899 151 215

Fanpage: Viện Nghiên cứu sức khỏe Người cao tuổi và Y tế cộng đồng

Địa chỉ: Số 6 – ngõ 20 – đường Mỹ Đình – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *